Hình ảnh được cung cấp vào Thứ Tư, ngày 12 tháng 4 năm 2017 về một tàu của Việt Nam đánh cá trái phép ở vùng biển Coral Sea. Tàu đánh cá và thủy thủ đoàn gồm 15 người, bị tình nghi đánh bắt trái phép gần rạn san hô Saumarez trong Khu bảo tồn biển Khối thịnh vượng chung ở vùng biển Coral Sea, đã bị tàu tuần tra duyên hải Cutter Cape Jervis của Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) chặn lại. (Hình ảnh AAP / Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới). Nguồn cung cấp hình ảnh: PR Image / AAP Image

 

 

 

AUSTRALIA - Ngày 28/4, Lực lượng Biên phòng Úc ABF thông báo đã giải quyết xong vụ chiếc thuyền chở 3 người Việt Nam đi vào vùng biển Úc sau 10 năm vắng bóng.

 

Số lượng người Việt Nam tham gia các hoạt động di cư trái phép đang gây lo ngại, giữa lúc thuyền của tầm trú nhân Việt Nam có xu hướng chuyển sang đi vào vùng biển nước Úc, theo trích dẫn từ Lực lượng Biên phòng Úc (ABF).

 

Hôm 28/4, giới chức xác nhận đã chặn một chiếc thuyền chở ba công dân Việt Nam, được cho là chiếc thuyền đầu tiên thực hiện hành trình từ Việt Nam tới Úc sau gần 10 năm qua.

 

Lực lượng Biên phòng Úc cho hay họ đã “giải quyết" vụ việc mà họ mô tả là một liên minh buôn lậu người, và xác nhận rằng con tàu này đã bị chặn vào tháng 3.

 

Lực lượng Biên phòng cho hay trong một tuyên bố ngắn gọn: “Cả ba người đã được đưa trả về Việt Nam an toàn với sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam”.
 

Đây là tàu tầm trú mới nhất trong danh sách ngày càng nhiều các tàu tầm trú bị chặn trong hai năm qua, và là con tàu thứ năm cập bến, kể từ tháng Chín năm ngoái.

 

ABS cho hay ba người trên con tàu Việt Nam không được đưa đến trại tạm giam ở Nauru, và cho hay Úc và Việt Nam đã có thỏa thuận lâu dài, về việc đưa trả những người tầm trú trở về Việt Nam.

 

Truyền thông cho hay lần cuối cùng trước đây liên quan đến việc Úc chặn nhóm tầm trú gốc Việt có tổ chức là vào tháng 4/2015, một nhóm khoảng 50 người xin tị nạn có quốc tịch Việt Nam được cho là đã bị chặn lại và đưa trả trở về Việt Nam. Đây được coi là nỗ lực đưa người lậu cuối cùng ra khỏi Việt Nam có tổ chức, cho đến vụ việc xảy ra gần đây và được ABF thông báo hôm 28/4.

 

Những chiếc tàu từ Việt Nam có thể bị ngăn chặn khi hoạt động trái phép trong vùng biển Úc. Trong hình là một tàu đánh cá trái phép của Việt Nam ở Biển San Hô do ABF cung cấp ngày 12/4/2017.

 

Tàu đánh cá và thủy thủ đoàn gồm 15 người bị tình nghi đánh bắt trái phép gần rạn san hô Saumarez trong Khu bảo tồn biển Khối thịnh vượng chung đã bị Lực lượng Biên phòng Úc chặn lại.

 

Sự gia tăng số lượng tàu tầm trú đến Úc mà không bị phát hiện, đã làm dấy lên lo ngại với Lực lượng Biên phòng rằng những con tàu này đang được đầu tư hiện đại hơn và đi nhanh hơn.

 

Bên cạnh đó, cũng theo một thông cáo của ABF hôm 26/4, một người đàn ông 55 tuổi đã bị Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) xử phạt vì ông này giúp người Việt Nam xin visa di dân mà không đăng ký.

 

Người mua visa trong vụ này là một người quốc tịch Việt Nam, đang bị giam tại Trung tâm tạm giam di dân MITA (Melbourne).

 

Người quốc tịch Việt Nam này 28 tuổi, đã thu xếp để vợ ông ta trả cho người đàn ông 55 tuổi 3,000 đôla, để được làm hồ sơ di dân, xin visa bắc cầu loại E, mà anh ta đã từng nộp khi còn bị giam tại MITA, ABF cho biết trong thông cáo hôm 26/4.

 

Người đàn ông 55 tuổi không phải là đại diện di trú nhưng đã tự nhận là người giao dịch với người quốc tịch Việt Nam bị giam giữ.

 

 

Các quan chức của ABF đã tiến hành một cuộc điều tra và nhận thấy có bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội theo Mục 280 của Luật Di trú năm 1958.

 

Điều tra viên Jessica Fensling cho biết:
“Duy trì sự toàn vẹn của chương trình di trú Úc là điều quan trọng đối với cộng đồng và những người muốn trở thành một phần của chương trình này, và chúng tôi sẽ không tha thứ cho các loại hoạt động bất hợp pháp này”.